This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
PHÍM TẮT TRONG WORD
Hôm nay lên mạng tìm được bài viết về các phím tắt trong Word, muốn chia sẻ với mọi người đồng thời cũng muốn nhớ các phím tắt sử dụng trong word nên đăng bài viết này.
Các phím tắt cơ bản :
Ctrl + N : tạo mới một tài liệu (N : new)
Ctrl + O : mở tài liệu (O : open)
Ctrl + S : lưu tài liệu (S : save)
Ctrl + C : sao chép văn bản (C : copy)
Ctrl + X : cắt nội dung đang chọn (chắc chữ X giống cái kéo nhỉ :))
Ctrl + V : dán văn bản (hok biết sao chữ V là dán nữa, nhưng thôi nhớ keo con Voi cho lẹ hihi)
Ctrl + F : bật hộp thoại tìm kiếm (F : find)
Ctrl + H : bật hộp thoại thay thế ( nghĩ theo nghĩa tiếng Việt là Hoán đổi cho dễ)
Ctrl + P : bật hộp thoại in ấn (P : print)
Ctrl + Z : trả lại tình trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh cuối cùng (chữ Z là chữ cuối cùng trong alphabe nè)
Ctrl + Y : phục hồi hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + Z (hehe chữ Y liên trước chữ Z nè)
Ctrl + F4, Ctrl + W : đóng văn bản. (chữ W này chắc nói đến văn bản Word nhỉ, Ctrl thì tác dụng lên văn bản)
Atl + F4 : đóng của sổ (quen tay rồi, không cần nhớ nhỉ)
Các phím chọn
Shift + --> : chọn kí tự phía sau (shift là chọn nè, dấu mũi tên chỉ kí tự)
Shift + <-- : chọn kí tự phía trước (như trên)
Ctrl + Shift + --> : chọn từ phía sau (2 em kết hợp thì chọn cả cụm luôn hì)
Ctrl + Shift + <-- : chọn từ phía trước
Shift + dấu lên : chọn hàng phía trên. (đi lên theo hàng thì chọn theo hàng rồi)
Shift + dấu xuống : chọn hàng phía dưới
Ctrl + A : chọn tất cả đối tượng, văn bản, slide tùy vị trí con trỏ đứng (A : all)
Ctrl + Shift + Home : chọn từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản
Ctrl + Shift + End : chọn từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản
Các phím xóa
Backspace : xóa kí tự phía trước
Delete : xóa kí tự phía sau hay đối tượng được chọn
Ctrl + backspace : xóa từ phía trước (có em Ctrl là xóa cả từ nhỉ)
Ctrl + Delete : xóa từ phía sau
Các phím di chuyển
Ctrl + mũi tên : di chuyển qua 1 từ theo chiều mũi tên qua trái hoặc phải
Ctrl + Home : về đầu văn bản
Ctrl + End : về cuối văn bản
Các phím định dạng
Ctrl + B : im đậm (B : bold)
Ctrl + D : mở hộp định dạng font (D : define)
Ctrl + I : in nghiêng (I : italic)
Ctrl + U : gạch chân (U : under line)
Các phím canh lề văn bản
Ctrl + E : canh giữa đoạn văn (e trong từ cEnter, e n en sờ en sen )
Ctrl + J : canh đều đoạn văn (J : justify)
Ctrl + L : canh trái (L : left)
Ctrl + R : canh phải (R : right)
Ctrl + M : thụt đầu dòng (ráng nhớ thôi)
Ctrl + Shift + M : xóa định dạng thụt đầu dòng
Ctrl + T : thụt từ dòng thứ 2 trở đi
Ctrl + Shift + T : xóa định dạng thụt đầu dòng
Ctrl + Q : xóa định dạng canh lề (Q : quit)
Các phím sao chép định dạng
Ctrl + Shift + C : sao chép định dạng vùng dữ liệu đang có định dạng vùng dữ liệu cần sao chép (chưa dùng)
Ctrl + Shift + V : dán định dạng đã sao chép vào vùng dữ liệu đang chọn
Các phím sử dụng menu và toolbars
Atl + F10 : kích hoạt menu lệnh
Ctrl + Tab, Ctrl + Shift + Tab : thực hiện sau khi thanh menu được kích hoạt dùng chọn các thanh menu
Tab, Shift Tab : chọn nút tiếp theo hoặc nút trước đó trong menu hoặc toolbars
Enter : thực hiện lệnh
Shift + F10 : hiển thị menu ngữ cảnh của đối tượng đang chọn (tương đương chuột phải)
Atl + spacebar : hiển thị menu hệ thống của cửa sổ
Home, End : chọn lệnh đầu tiên hoặc cuối cùng trong menu con
Các phím trong hộp thoại
Tab : di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn tiếp theo
Shift + Tab : di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn phía trước
Ctrl + Tab : di chuyển qua thẻ tiếp theo trong hộp thoại
Atl + ký tự gạch chân : chọn hoặc bỏ chọn mục chọn đó
Atl + mũi tên xuống : hiển thị danh sách của danh sách sổ
Enter : chọn 1 giá trị
ESC : tắt nội dung danh sách sổ (ESC : escape)
Các phím tạo chỉ số trên, chỉ số dưới
Ctrl + Shift + = : tạo chỉ số trên (shift là lên hehe)
Ctrl + = : tạo chỉ số dưới
Các phím làm việc với bảng biểu
Tab : di chuyển tới và chọn nội dung của ô kế tiếp, hoặc tạo một dòng mới nếu đang đứng ở vị trí ô cuối
Shift + Tab : di chuyển tới và chọn nội dung của ô liền trước
Nhấn giữ Shift + các mũi tên để chọn nội dung các ô
Ctrl + Shift + F8 + các phím mũi tên : mở rộng vùng chọn theo từng khối
Shift + F8 : giảm kích thước vùng chọn theo từng khối
Ctrl + 5 (đèn numlock tắt) : chọn nội dung cho toàn bảng
Atl + Home : về ô đầu tiên của dòng
Atl + End : về ô cuối cùng của dòng
Atl + Page up : về ô đầu tiên của cột
Atl + Page down : về ô cuối cùng của cột
Mũi tên lên : lên một dòng
Mũi tên xuống : xuống một dòng
Các phím F (cái này nhớ thôi)
F1 : trợ giúp
F2 : di chuyển văn bản hoặc hình ảnh (chọn hình ảnh nhấn F2, kích chuột nơi đến, nhấn Enter)
F3 : chèn chữ tự động (tương ứng với menu Insert - Autotext)
F4 : lập lại hành động gần nhất
F5 : thực hiện lệnh Goto (tương ứng menu Edit-Goto)
F6 : di chuyển đến panel hoặc frame kế tiếp
F7 : thực hiện lệnh kiểm tra chính tả (tương ứng menu Tool-Spellings and Grammars)
F8 : mở rộng vùng chọn
F9 : cập nhật cho những trường đang chọn
F10 : kích hoạt thanh thực đơn
F11 : di chuyển đến trường kế tiếp
F12 : thực hiện lệnh lưu với tên khác (tương ứng menu File-Save As...)
Kết hợp Shift với các phím F
Shift + F1 : hiển thị con trỏ trợ giúp trực tiếp trên các đối tượng
Shift + F2 : sao chép nhanh văn bản
Shift + F3 : chuyển đổi kí tự hoa - thường
Shift + F4 : lập lại hành động của lệnh Find, Goto
Shift + F5 : di chuyển đến vị trí có sự thay đổi mới nhất trong văn bản
Shift + F6 : di chuyển đến panel hoặc frame liền kề phía trước
Shift + F7 : thực hiện lệnh tìm từ đồng nghĩa (tương ứng menu Tools-Thesaurus)
Shift + F8 : rút gọn vùng chọn
Shift + F9 : chuyển đổi qua lại giữa đoạn mã và kết quả một trường trong văn bản
Shift + F10 : hiển thị thực đơn ngữ cảnh (tương ứng với kích phải đối tượng trong văn bản)
Shift + F11 : di chuyển đến trường liền kề phía trước
Shift + F12 : thực hiện lệnh lưu tài liệu (tương ứng lệnh Save hoặc tổ hợp Ctrl + S)
Kết hợp Ctrl và các phím F
Ctrl + F2 : lệnh xem trước khi in (tương ứng lệnh Print Preview)
Ctrl + F3 : cắt một Spike
Ctrl + F4 : đóng cửa sổ văn bản
Ctrl + F5 : phục hồi kích cỡ cửa sổ văn bản
Ctrl + F6 : di chuyển đến cửa sổ văn bản kế tiếp
Ctrl + F7 : di chuyển trên menu hệ thống
Ctrl + F8 : thay đổi kích thước cửa sổ trên menu hệ thống
Ctrl + F9 : chèn thêm trường trống
Ctrl + F10 : phóng to cửa sổ văn bản
Ctrl + F11 : khóa một trường
Ctrl + F12 : thực hiện mở văn bản (tương ứng File-Open hoặc tổ hợp Ctrl + O)
Kết hợp Ctrl + Shift + các phím F
Ctrl + Shift + F3 : chèn nội dung cho Spike
Ctrl + Shift + F5 : chỉnh sửa một đánh dấu (bookmark)
Ctrl + Shift + F6 : di chuyển đến cửa sổ văn bản phía trước
Ctrl + Shift + F7 : cập nhật văn bản từ những tài liệu nguồn đã liên kết (chẳng hạn như văn bản nguồn trong trộn thư)
Ctrl + Shift + F8 : mở rộng vùng chọn và khối
Ctrl + Shift + F9 : ngắt liên kết đến một vùng
Ctrl + Shift + F10 : kích hoạt thanh thước kẻ
Ctrl + Shift + F11 : mở khóa một trường
Ctrl + Shift + F12 : thực hiện in (tương ứng File-Print hoặc tổ hợp phím Ctrl + P)
Kết hợp Atl và các phím F
Atl + F1 : di chuyển đến trường kế tiếp
Atl + F3 : tạo một từ tự động cho từ đang chọn
Atl + F4 : thoát khỏi Word
Atl + F5 : phục hồi kích cỡ cửa sổ
Atl + F7 : tìm lỗi chính tả và ngữ pháp tiếp theo trong văn bản
Atl + F8 : chạy một macro
Atl + F9 : chuyển đổi mã lệnh và kết quả cảu tất cả trường
Atl + F10 : phóng to cửa sổ word
Atl + F11 : hiển thị cửa sổ lệnh Visual Basic
Kết hợp Atl + Shift + các phím F
Atl + Shift + F1 : di chuyển đến trường phía trước
Atl + Shift + F2 : thực hiện lệnh lưu văn bản (tương ứng Ctrl + S)
Atl + Shift + F9 : chạy lệnh GotoButton hoặc Macrobutton từ kết quả những trường trong văn bản
Atl + Shift + F11 : hiển thị mã lệnh
Kết hợp Atl + Ctrl + các phím F
Atl + Ctrl + F1 : hiển thị thông tin hệ thống
Atl + Ctrl + F2 : thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng Ctrl + O)
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
MÌ XÀO GỎI MỰC
Hôm qua làm gỏi mực xé, ăn không hết hôm nay tận dụng làm mì xào cho bữa sáng thôi.
Chỉ cần thêm một gói mì, thêm ít bắp cải nữa là được rồi.
Mì trụng qua nước sôi cho nở ra nè, bắp cải thì bào nhỏ.
Xào bắp cải với gỏi mực xé, sau đó nêm lại với ít bột gia vị của mì.
Vậy là có món mì xào rồi. Vị chua chua ngọt ngọt của gỏi vẫn còn, làm cho món mì xào không bị ngán nữa.
Chỉ cần thêm một gói mì, thêm ít bắp cải nữa là được rồi.
Mì trụng qua nước sôi cho nở ra nè, bắp cải thì bào nhỏ.
Xào bắp cải với gỏi mực xé, sau đó nêm lại với ít bột gia vị của mì.
Vậy là có món mì xào rồi. Vị chua chua ngọt ngọt của gỏi vẫn còn, làm cho món mì xào không bị ngán nữa.
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
GỎI MỰC XÉ
Nguyên liệu :
200gr Mực khô
1 củ cà rốt
1 củ cải trắng
2 trái dưa leo (nhỏ)
Rau răm, đậu phộng.
Chanh, ớt, gia vị.
Chế biến :
Mực khô nướng xé nhỏ.
Cà rốt, cải trắng, dưa leo bào nhỏ, bóp muối, xả sạch.
Cho tất cả nguyên liệu vào một cái thố trộn đều với chanh, đường, muối, bột ngọt.
Trình bày :
Bày ra đĩa, rắc ít đậu phộng, thêm vài lát ớt, thêm rau răm. Ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012
Sử dụng phần mềm Origin trong vẽ phổ - nhập liệu
Phần mềm Origin được biết đến như là một công cụ vẽ đồ thị chuyên nghiệp nhất. Ở đây mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình khi sử dụng phần mềm để vẽ phổ.
Phiên bản mình dùng là Origin 8.0.
Khi các bạn đi đo phổ của một mẫu, có chỗ người ta chỉ đưa cho bạn một file hình, bạn nên yêu cầu thêm một file dữ liệu, tốt nhất nên là file .raw. Bởi vì đôi khi người ta đã có một vài chỉnh sửa như là smooth để có hình trơn hơn. Bạn nên dùng file raw để có những tùy chỉnh theo ý mình.
Sau đây mình sẽ dùng chương trình Origin để vẽ phổ UV-Vis của một mẫu dung dịch Cd-Se.
Các bạn cần một file dữ liệu của phổ
Dữ liệu được chép vào file .exe, chương trình excel của Microsoft cũng có thể vẽ được phổ. Tuy nhiên với chương trình Origin bạn có thể có những điều chỉnh khác chuyên nghiệp hơn.
Trong file dữ liệu sẽ có các thông tin về máy đo, như bước sóng nhỏ nhất, lớn nhất, tốc độ đo ... (trong phần màu đỏ). Chúng ta sẽ copy dữ liệu từ file này qua origin (thao tác thủ công)
Trong chương trình Origin bạn quét chọn các cột chứa số liệu
Bạn paste các số liệu từ excel vào
Như vậy bạn đã có được dữ liệu trên Origin, giờ bạn có thể sử dụng Origin để thao tác.
Bạn có thể sử dụng nhóm công cụ (phần trong dấu đỏ) để vẽ
hoặc nhấp chuột phải để có nhiều công cụ vẽ hơn
Vào đây các bạn sử dụng các tùy chọn để vẽ theo yêu cầu.
Để đặt tên cho các trục tọa độ bạn có thể double click vào tên các trục những phần màu đỏ để chỉnh sửa.
hoặc có thể click chuột phải vào trục chọn properties... để có thêm option
Đây là cách nhập liệu và vẽ phổ đơn giản, phần sau chúng ta sẽ đi vào những option và những thao tác nâng cao hơn.
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
Súp sườn nấu táo
Nguyên liệu:
300g sườn non, 5 quả táo đỏ, 4 thỏi đậu phụ rau củ thái quân cờ, ½ bát nước ép rau bồ ngót, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon, đầu hành lá, rau mùi.
Cách chế biến:
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, ướp với nước mắm ngon, ¼ thìa cà phê muối, đường, tiêu xay, ½ thìa cà phê đầu hành lá băm nhỏ, để khoảng 10 phút cho ngấm. Táo đỏ rửa sạch, ngâm nở với nước ấm. Đậu phụ rửa lại với nước sạch.
- Cho sườn non và nước sạch vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, vặn lửa riu riu cho nước trong. Khoảng 20 phút sau, cho táo đỏ vảo. Sườn mềm cho đậu phụ và nước ép rau bồ ngót vào, nêm vừa ăn.
Múc canh ra tô, rắc rau mùi thái nhuyễn và tiêu. Dùng nóng, dọn kèm bát nước tương và ớt thái lát.
300g sườn non, 5 quả táo đỏ, 4 thỏi đậu phụ rau củ thái quân cờ, ½ bát nước ép rau bồ ngót, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon, đầu hành lá, rau mùi.
Cách chế biến:
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, ướp với nước mắm ngon, ¼ thìa cà phê muối, đường, tiêu xay, ½ thìa cà phê đầu hành lá băm nhỏ, để khoảng 10 phút cho ngấm. Táo đỏ rửa sạch, ngâm nở với nước ấm. Đậu phụ rửa lại với nước sạch.
- Cho sườn non và nước sạch vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, vặn lửa riu riu cho nước trong. Khoảng 20 phút sau, cho táo đỏ vảo. Sườn mềm cho đậu phụ và nước ép rau bồ ngót vào, nêm vừa ăn.
Múc canh ra tô, rắc rau mùi thái nhuyễn và tiêu. Dùng nóng, dọn kèm bát nước tương và ớt thái lát.
Theo Và
Canh bông atiso xương heo táo đỏ
Bông atiso chế biến được nhiều món ăn,đặc biệt bông atiso dùng để nấu
canh rất thơm ngon và tốt cho sức khẻo,món canh dưới đây có công dụng
mát gan nhuận phổi,người già hay trẻ nhỏ đều thích hợp với món canh này.
Nguyên liệu:
2 bông atiso,nếu bông lớn thì dùng 1 bông
300g xương đuôi heo
200g thịt thăn hay thịt bắp
5-6 trái táo đỏ
10g hạnh nhân
2 củ cà rốt
Cách nấu:
Bông atiso chẻ làm tư rửa sạch,xương heo chặt nhỏ,thịt cắt miếng,cho xương heo và thịt heo trụng sơ cho sạch,khi nấu canh sẻ được trong hơn
Táo đỏ cắt đôi,cà rốt gọt vỏ cắt miếng
Cho khoảng hơn 2L nước vô nồi nấu sôi,sau đó cho tất cả nguyên liệu vô hầm lửa nhỏ,hầm khoảng 1h là được,nêm muối và tí bột nêm dùng nóng.
Chúc các bạn ngon miệng
Nguyên liệu:
2 bông atiso,nếu bông lớn thì dùng 1 bông
300g xương đuôi heo
200g thịt thăn hay thịt bắp
5-6 trái táo đỏ
10g hạnh nhân
2 củ cà rốt
Cách nấu:
Bông atiso chẻ làm tư rửa sạch,xương heo chặt nhỏ,thịt cắt miếng,cho xương heo và thịt heo trụng sơ cho sạch,khi nấu canh sẻ được trong hơn
Táo đỏ cắt đôi,cà rốt gọt vỏ cắt miếng
Cho khoảng hơn 2L nước vô nồi nấu sôi,sau đó cho tất cả nguyên liệu vô hầm lửa nhỏ,hầm khoảng 1h là được,nêm muối và tí bột nêm dùng nóng.
Chúc các bạn ngon miệng
Theo Muivi
Canh gà nấu táo đỏ và nấm tuyết
Nguyên liệu:
2 cái đùi gà
30g nấm tuyết
50g táo đỏ
1 thìa súp đường
1 thìa súp hạt nêm
1/2 thìa cà phê muối
Thực hiện:
- Đùi gà rửa sạch, chặt đôi
- Nấm tuyết và táo đỏ ngâm nước nóng cho nở, vớt ra, cắt bỏ chân nấm
- Bắc khoảng 1 lít nuớc lên bếp nấu sôi, thả đùi gà vào, nước sôi lại vớt bọt, nêm hạt nêm, đường, muối vừa ăn
- Cho tiếp nấm tuyết và táo đỏ vào, để sôi lại, tắt bếp. nấm táo.
2 cái đùi gà
30g nấm tuyết
50g táo đỏ
1 thìa súp đường
1 thìa súp hạt nêm
1/2 thìa cà phê muối
Thực hiện:
- Đùi gà rửa sạch, chặt đôi
- Nấm tuyết và táo đỏ ngâm nước nóng cho nở, vớt ra, cắt bỏ chân nấm
- Bắc khoảng 1 lít nuớc lên bếp nấu sôi, thả đùi gà vào, nước sôi lại vớt bọt, nêm hạt nêm, đường, muối vừa ăn
- Cho tiếp nấm tuyết và táo đỏ vào, để sôi lại, tắt bếp. nấm táo.
tapchiamthuc.vn
Gà hầm táo đỏ
Làm món gà hầm kiểu này để bổ sung dinh dưỡng cho cả nhà nhé.
1. Nguyên liệu
- Đùi gà ta: 2 chiếc
- Táo đỏ: 30 gr
2. Cách làm
Ngâm táo đỏ trong 1 bát nước khoảng 10 phút, sau đó vớt táo ra xả lại với nước, để ráo. Không nên ngâm lâu quá vì các chất ngọt trong táo sẽ bị tiết ra.
Đặt thịt gà vào nồi gốm, dùng dĩa nhọn xăm đều lên đùi gà rồi rắc hạt nêm vào ướp 20 phút, sau đó cho phần táo đỏ đã ngâm lúc trước vào.
Nếu có nước dùng thì món ăn sẽ càng ngon ngọt, tuy nhiên các bạn cũng có thể dùng nước lã bình thường chế vào gà, lượng nước ngập xâm xấp miếng đùi gà. Đậy nắp nồi lại, om thật nhỏ lửa.
Trong suốt quá trình hầm gà, tốt nhất các bạn nên hạn chế việc mở nắp nồi để mùi thơm cũng như chất dinh dưỡng của món ăn không bị hao hụt đi nhiều. Muốn gà nhanh nhừ các bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất, tuy nhiên món gà hầm táo đỏ khi được hầm trong nồi gốm hoặc chưng cách thủy trong bát sứ sẽ có hương vị thơm ngon hơn cả.
Khi nước trong nồi cạn cũng là lúc thịt gà chín nhừ, chuyển màu nâu cánh gián óng ả do ngấm các chất chứa trong quả táo đỏ.
Cũng như rất nhiều các món ăn bổ dưỡng khác, mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên dùng với tần suất quá nhiều, vì đôi khi sẽ bị thừa chất gây phản tác dụng. Vì vậy, một tháng các bạn chỉ nên bồi bổ cho bản thân và gia đình từ 2-3 lần là đủ.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp với món gà hầm táo đỏ nhé!
1. Nguyên liệu
- Đùi gà ta: 2 chiếc
- Táo đỏ: 30 gr
2. Cách làm
Ngâm táo đỏ trong 1 bát nước khoảng 10 phút, sau đó vớt táo ra xả lại với nước, để ráo. Không nên ngâm lâu quá vì các chất ngọt trong táo sẽ bị tiết ra.
Đặt thịt gà vào nồi gốm, dùng dĩa nhọn xăm đều lên đùi gà rồi rắc hạt nêm vào ướp 20 phút, sau đó cho phần táo đỏ đã ngâm lúc trước vào.
Nếu có nước dùng thì món ăn sẽ càng ngon ngọt, tuy nhiên các bạn cũng có thể dùng nước lã bình thường chế vào gà, lượng nước ngập xâm xấp miếng đùi gà. Đậy nắp nồi lại, om thật nhỏ lửa.
Trong suốt quá trình hầm gà, tốt nhất các bạn nên hạn chế việc mở nắp nồi để mùi thơm cũng như chất dinh dưỡng của món ăn không bị hao hụt đi nhiều. Muốn gà nhanh nhừ các bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất, tuy nhiên món gà hầm táo đỏ khi được hầm trong nồi gốm hoặc chưng cách thủy trong bát sứ sẽ có hương vị thơm ngon hơn cả.
Khi nước trong nồi cạn cũng là lúc thịt gà chín nhừ, chuyển màu nâu cánh gián óng ả do ngấm các chất chứa trong quả táo đỏ.
Cũng như rất nhiều các món ăn bổ dưỡng khác, mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên dùng với tần suất quá nhiều, vì đôi khi sẽ bị thừa chất gây phản tác dụng. Vì vậy, một tháng các bạn chỉ nên bồi bổ cho bản thân và gia đình từ 2-3 lần là đủ.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp với món gà hầm táo đỏ nhé!
Theo Eva
Chè bột dắn dây táo đỏ
Bạn nên khuấy bột sắn tan đều để khi nấu, bột sẽ không bị vón cục.
Nguyên Liệu
- 100g bột sắn dây
- 50g táo đỏ
- 8 quả trứng cút
- 100g củ năng
- 300g đường
- 1 lít nước
Thực Hiện
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, cắt hình hoa răng cưa.
- Đun sôi nước, cho táo đỏ, củ năng vào nấu chín, tiếp đến thả trứng vào. Đun sôi thêm 1 lúc nữa rồi cho đường vào khuấy tan. Sau cùng, cho bột sắn đã hòa với nước vào để tạo độ sền sệt vừa tay.
Dùng chè khi còn ấm sẽ ngon hơn.
Nguyên Liệu
- 100g bột sắn dây
- 50g táo đỏ
- 8 quả trứng cút
- 100g củ năng
- 300g đường
- 1 lít nước
Thực Hiện
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, cắt hình hoa răng cưa.
- Đun sôi nước, cho táo đỏ, củ năng vào nấu chín, tiếp đến thả trứng vào. Đun sôi thêm 1 lúc nữa rồi cho đường vào khuấy tan. Sau cùng, cho bột sắn đã hòa với nước vào để tạo độ sền sệt vừa tay.
Dùng chè khi còn ấm sẽ ngon hơn.
Naungon.com
10 loại trà dược chống mệt mỏi
1. Độc sâm trà: Nhân sâm thái phiến hoặc nghiền
vụn, mỗi ngày dùng 3-9 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút
thì dùng được, uống thay trà. Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh
lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết
áp cao không nên dùng.
2. Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm 3-5 g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hột, hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng được. Công dụng bổ khí sinh huyết.
3. Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm 6 g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10 g đập vụn ngâm trong nước 30 phút, cho thêm ít đường phèn rồi hấp cách thủy, sau 1 giờ thì dùng được. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.
4. Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, sinh địa 12 g, ngọc trúc 12 g. Các vị thái phiến hoặc nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.
5. Thanh hao mai đông trà: Thanh hao 15 g, ô mai 7 g, mạch môn 10 g, lá sen tươi 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.
6. Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ sao 10 g, đại táo 3 quả bỏ hột, gừng tươi 2 lát. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng được. Có công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá dễ bị cảm mạo.
7. Quế chi cam thảo trà:
Quế chi 10 g, cam thảo sống 5 g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình
kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích
khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công
nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên
dùng.
8. Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà: Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 6 g, toan táo nhân sao đen 6 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.
9. Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô chế 25 g, đan sâm 25 g, mật ong vừa đủ. Các vị tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.
10. Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà: Ba kích 20 g, ngưu tất 15 g, đỗ trọng 20 g, ngũ vị tử 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều
2. Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm 3-5 g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hột, hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng được. Công dụng bổ khí sinh huyết.
3. Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm 6 g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10 g đập vụn ngâm trong nước 30 phút, cho thêm ít đường phèn rồi hấp cách thủy, sau 1 giờ thì dùng được. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.
4. Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, sinh địa 12 g, ngọc trúc 12 g. Các vị thái phiến hoặc nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.
5. Thanh hao mai đông trà: Thanh hao 15 g, ô mai 7 g, mạch môn 10 g, lá sen tươi 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.
6. Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ sao 10 g, đại táo 3 quả bỏ hột, gừng tươi 2 lát. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng được. Có công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá dễ bị cảm mạo.
8. Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà: Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 6 g, toan táo nhân sao đen 6 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.
9. Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô chế 25 g, đan sâm 25 g, mật ong vừa đủ. Các vị tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.
10. Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà: Ba kích 20 g, ngưu tất 15 g, đỗ trọng 20 g, ngũ vị tử 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều
Theo SK & ĐS
Tổng hợp các món làm từ đu đủ
Bài viết tổng hợp một vài món ngon làm từ đu đủ, loại trái cây chứ nhiều dinh dưỡng.
1. Canh gà hầm đu đủ rau ngót
2. Cơm rang đu đủ
3. Gỏi đu đủ ba khía kiểu Thái
4. Đu đủ xào thập cẩm
5. Gỏi đu đủ tôm thịt
6. Đu đủ xào thịt bò
7. Nộm đu đủ xanh và tai lợn
1. Canh gà hầm đu đủ rau ngót
2. Cơm rang đu đủ
3. Gỏi đu đủ ba khía kiểu Thái
4. Đu đủ xào thập cẩm
5. Gỏi đu đủ tôm thịt
6. Đu đủ xào thịt bò
7. Nộm đu đủ xanh và tai lợn
Trà gừng táo đỏ
Nguyên liệu:
* Gừng tươi 1 – 2 củ
* Đường nâu
* Táo tàu
Cách chế biến:
1. Gừng tươi rửa sạch, thái khúc đập dập. Táo tàu chuẩn bị sẵn khoảng 20 quả
2. Đặt nồi lên bếp, cho nước khoảng nửa nồi, lượng nước tùy thuộc bạn.
3. Đun nước sôi rồi cho táo tàu vào, nhỏ bớt lửa đun tiếp 8 phút nữa.
4. Sau khi đun sôi táo trong 8 phút thì cho gừng vào đun tiếp 3 – 5 phút nữa.
5. Cuối cùng cho đường nâu vào. Cho đường để vị ngọt đậm một chút sẽ ngon hơn. Ngoáy đều rồi tắt bếp.
* Gừng tươi 1 – 2 củ
* Đường nâu
* Táo tàu
Cách chế biến:
1. Gừng tươi rửa sạch, thái khúc đập dập. Táo tàu chuẩn bị sẵn khoảng 20 quả
2. Đặt nồi lên bếp, cho nước khoảng nửa nồi, lượng nước tùy thuộc bạn.
3. Đun nước sôi rồi cho táo tàu vào, nhỏ bớt lửa đun tiếp 8 phút nữa.
4. Sau khi đun sôi táo trong 8 phút thì cho gừng vào đun tiếp 3 – 5 phút nữa.
5. Cuối cùng cho đường nâu vào. Cho đường để vị ngọt đậm một chút sẽ ngon hơn. Ngoáy đều rồi tắt bếp.
Theo Afamily
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012
Canh gà hầm đu đủ rau ngót
Nguyên liệu:
300gr thịt đùi gà
1 nắm nhỏ rau ngót
200gr đu đủ xanh
1 muỗng cà phê tỏi băm
1/2 củ hành tây, hạt nêm, dầu ăn.
Cách chế biến:
Thịt gà sơ chế sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với hạt nêm khoảng 5 phút.
Rau ngót ngâm rửa sạch, để ráo.
Hành tây lọt vỏ, xắt miếng.
Bắc nồi lên bếp, phi thơm tỏi, cho thịt gà vào xào săn, cho ra tô. Lần lượt xào rau ngót, đu đủ xanh, hành tây rồi cho thịt gà, nêm hạt nêm, nước lạnh vào ninh chín mềm. Ăn nóng.
300gr thịt đùi gà
1 nắm nhỏ rau ngót
200gr đu đủ xanh
1 muỗng cà phê tỏi băm
1/2 củ hành tây, hạt nêm, dầu ăn.
Cách chế biến:
Thịt gà sơ chế sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với hạt nêm khoảng 5 phút.
Rau ngót ngâm rửa sạch, để ráo.
Hành tây lọt vỏ, xắt miếng.
Bắc nồi lên bếp, phi thơm tỏi, cho thịt gà vào xào săn, cho ra tô. Lần lượt xào rau ngót, đu đủ xanh, hành tây rồi cho thịt gà, nêm hạt nêm, nước lạnh vào ninh chín mềm. Ăn nóng.
Theo Phụ nữ
Cơm rang đu đủ
Nghe có vẻ khá lạ tai với các thành phần của nó nhưng khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng cho mà xem.
1. Nguyên liệu
- 1 miếng đu đủ xanh nhỏ
- 1/2 chén dừa nạo
- 2-3 chiếc bát nông
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu
- 3-4 quả ớt xanh, hẹ tây
- 1/4 muỗng cà phê bột nghệ
- 1 muỗng canh dầu (dừa)
- 1/4 muỗng cà phê hạt mù tạt
- Một vài lá cà ri
2. Cách làm
Lấy một miếng đu đủ xanh và gọt vỏ đu đủ. Sau đó bạn có thể nạo hoặc gọt, cắt thịt đu đủ thành những miếng rất nhỏ.
Bỏ dừa nạo, hẹ tây, ớt xanh, nghệ vào xay thô. Sau đó trộn đều hỗn hợp này với thịt đu đủ xanh đã bằm nhỏ. Cho thêm chút muối, tiêu vào bát hỗn hợp này.
Đun nóng một chút dầu trong chảo rộng và cho thêm chút hạt mù tạt vào chảo. Sau đó 5 giây khi chảo đã nóng, tiếp tục cho thêm lá cà ri vào.
Tiếp đó, đổ hỗn hợp nguyên liệu đu đủ vừa chuẩn bị trên vào xào cho đến khi tất cả trộn với nhau đều. Luôn đảo đều tay để tất cả hỗn hỗn này đều nhận được dầu ăn.
Khi xào hỗn hợp đu đủ, bạn nên bật bếp với lửa thấp nhất có thể. Không cho thêm bất cứ chút nước nào. Bạn có thể sử dụng một chiếc nắp rộng hơn chảo để đậy nắp hoặc một chiếc nắp nhỏ hơn chảo để có thể đậy kín chúng.
Hãy xào hỗn hợp này trong khoảng 10-15 phút cho đến khi đu đủ mềm. Bạn có thể rang chúng cho đến khi bạn cảm nhận chúng hơi có màu vàng cháy. Quá trình xào nên luôn vặn bếp nhỏ lửa.
Chúc bạn thành công và ngon miệng.
1. Nguyên liệu
- 1 miếng đu đủ xanh nhỏ
- 1/2 chén dừa nạo
- 2-3 chiếc bát nông
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu
- 3-4 quả ớt xanh, hẹ tây
- 1/4 muỗng cà phê bột nghệ
- 1 muỗng canh dầu (dừa)
- 1/4 muỗng cà phê hạt mù tạt
- Một vài lá cà ri
2. Cách làm
Lấy một miếng đu đủ xanh và gọt vỏ đu đủ. Sau đó bạn có thể nạo hoặc gọt, cắt thịt đu đủ thành những miếng rất nhỏ.
Bỏ dừa nạo, hẹ tây, ớt xanh, nghệ vào xay thô. Sau đó trộn đều hỗn hợp này với thịt đu đủ xanh đã bằm nhỏ. Cho thêm chút muối, tiêu vào bát hỗn hợp này.
Đun nóng một chút dầu trong chảo rộng và cho thêm chút hạt mù tạt vào chảo. Sau đó 5 giây khi chảo đã nóng, tiếp tục cho thêm lá cà ri vào.
Tiếp đó, đổ hỗn hợp nguyên liệu đu đủ vừa chuẩn bị trên vào xào cho đến khi tất cả trộn với nhau đều. Luôn đảo đều tay để tất cả hỗn hỗn này đều nhận được dầu ăn.
Khi xào hỗn hợp đu đủ, bạn nên bật bếp với lửa thấp nhất có thể. Không cho thêm bất cứ chút nước nào. Bạn có thể sử dụng một chiếc nắp rộng hơn chảo để đậy nắp hoặc một chiếc nắp nhỏ hơn chảo để có thể đậy kín chúng.
Hãy xào hỗn hợp này trong khoảng 10-15 phút cho đến khi đu đủ mềm. Bạn có thể rang chúng cho đến khi bạn cảm nhận chúng hơi có màu vàng cháy. Quá trình xào nên luôn vặn bếp nhỏ lửa.
Chúc bạn thành công và ngon miệng.
Theo Phunutoday
Gỏi đu đủ ba khía kiểu Thái
Nguyên liệu:
- 1,2 trái xoài xanh (tuỳ ý)
- Nưóc me chua (trong hủ made in thailand, hay mua me về chắt lấy ở nhà) (hoặc mắm tôm, càng thêm ngon)
- 1/2 kg tôm tươi lột vỏ (hoặc tôm khô, ngâm nước cho mềm, giã nhỏ) + ba khía optional
- Rau húng cây 1/2 bó
- Ớt tươi nhiều, cay ít nhiều tuỳ ý
- Đậu phộng rang chín, đâm nhuyễn tuỳ gia giảm
- 1 kg đu đủ bào sẵn ,mua trong các chợ VN
Cách làm:
-
Trưóc hết đem đu đủ rửa sạch, cho ráo nưóc. Bào xoài y như bào đu đủ
thành sợi mỏng để khi trộn chung 2 thứ mới ngon,tôm đem trụng sơ qua giữ
cho màu tôm đỏ au cho dĩa gỏi đẹp, rồi kế đó xắt nhuyễn húng cây để
riêng, đậu phộng để riêng, tiếp theo lấy nước me pha chế lại (cho thêm
đường, 2 tép tỏi, ớt tươi, nưóc mắm ngon 3 cua) rồi trút chung đu đủ với
xoài vào cái thố bự,cho tôm vô dùng đũa đảo đều rồi cho húng cây vào,
rắc đậu phộng lên trên, sau cùng chế nước mắm me + tỏi + ớt vào
*
(nếu là mắm tôm thì pha mắm tôm với tỏi + ớt + đường + chanh cho vừa
ăn, rồi trộn chung với tất cả. Mắm tôm ăn rất hợp với tôm khô, ba khía -
gia vị này mới là chính gốc gỏi đu đủ ba khía của Thái Lan)
Đu đủ xào thập cẩm
Thay đổi khẩu vị cho cả nhà bạn bằng món xào không chỉ ngon mà còn bắt mắt này bạn nhé!
1. Nguyên liệu
- 200g đu đủ
- 300g phi-lê cá chẽm
- 100g tôm
- 100g đậu que
- 1 củ khoai tây
- Dầu ăn, rau quế
- 1 đầu hành lá
- Hạt nêm, đường.
2. Cách làm
Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm.
Cá chẽm thái miếng dày 3cm.
Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái thỏi dài 4cm.
Tôm bỏ vỏ, đầu.
Đầu hành lá băm nhuyễn, phi thơm với ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.
Đun 1 thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín.
Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường.
Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm. Nếu nhạt, có thể dùng thêm với nước tương.
1. Nguyên liệu
- 200g đu đủ
- 300g phi-lê cá chẽm
- 100g tôm
- 100g đậu que
- 1 củ khoai tây
- Dầu ăn, rau quế
- 1 đầu hành lá
- Hạt nêm, đường.
2. Cách làm
Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm.
Cá chẽm thái miếng dày 3cm.
Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái thỏi dài 4cm.
Tôm bỏ vỏ, đầu.
Đầu hành lá băm nhuyễn, phi thơm với ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.
Đun 1 thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín.
Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường.
Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm. Nếu nhạt, có thể dùng thêm với nước tương.
Theo MNVN
Gỏi đu đủ tôm thịt
Nguyên liệu và gia vị kèm theo gồm có : thịt heo ba rọi, tôm loại vừa, đậu phộng, chanh, tỏi, ớt, nước mắm, đường, rau thơm.
Đầu
tiên, xẻ đu đủ làm đôi, gọt vỏ, bỏ hạt, rửa bằng nước lạnh, bào sợi.
Nếu thích trang trí, người ta thường giữ lại vỏ đu đủ để sau này bỏ gỏi
vào cho đẹp mắt. Sau khi bào xong, ngâm đu đủ vào nước lạnh có vắt
chanh, pha ít muối chừng 30 phút cho ra hết mủ và vị đắng, vớt ra để
thật ráo.
Luộc thịt heo chừng 20 phút, khi luộc bỏ vào ít muối, đường cho thấm, vớt thịt ra để nguội, lạng da, xắt lát mỏng, nhỏ. Tôm lột vỏ rút chỉ đen, luộc vừa chín (chừng 5 phút), chẻ đôi. Đậu phộng rang xong giã nhỏ. Trộn đu đủ với thịt heo, nước mắm, tỏi, ớt, chanh cho vừa ăn và trộn đều thêm lần nữa.
Gắp gỏi ra đĩa, bỏ tôm, đậu phộng, rau thơm lên trên. Nếu đãi khách có thể chẻ trái ớt chín làm hoa cắm lên cho đẹp mắt.
Gỏi đu đủ ngon do nước mắm quyết định. Nước mắm để trộn gỏi đu đủ phải làm chua ngọt, không pha nước dùng.
Gỏi đu đủ ăn kèm với bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm rất ngon.
Luộc thịt heo chừng 20 phút, khi luộc bỏ vào ít muối, đường cho thấm, vớt thịt ra để nguội, lạng da, xắt lát mỏng, nhỏ. Tôm lột vỏ rút chỉ đen, luộc vừa chín (chừng 5 phút), chẻ đôi. Đậu phộng rang xong giã nhỏ. Trộn đu đủ với thịt heo, nước mắm, tỏi, ớt, chanh cho vừa ăn và trộn đều thêm lần nữa.
Gắp gỏi ra đĩa, bỏ tôm, đậu phộng, rau thơm lên trên. Nếu đãi khách có thể chẻ trái ớt chín làm hoa cắm lên cho đẹp mắt.
Gỏi đu đủ ngon do nước mắm quyết định. Nước mắm để trộn gỏi đu đủ phải làm chua ngọt, không pha nước dùng.
Gỏi đu đủ ăn kèm với bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm rất ngon.
MonngonHanoi.com
Đu đủ xào thịt bò
Đây là sự kết hợp mới lạ và vô cùng hấp dẫn.
1. Nguyên liệu
- Đu đủ hườm (đu đủ chín tới): 200gr
- Thịt bò: 200gr
- Dầu hào: 2 muỗng cà phê
- Tỏi: 1 muỗng cà phê
- Hành lá, ngò
2. Cách làm
Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, xắt miếng mỏng vừa ăn.
Thịt bò xắt lát mỏng, ướp với tỏi, 1 muỗng cà phê dầu hào, hạt nêm khoảng 15 phút.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm đầu hành, cho thịt bò vào xào, gần chín cho đu đủ, dầu hào, hạt nêm vừa miệng.
Rắc hành lá và rau ngò lên, xúc ra đĩa và thưởng thức.
1. Nguyên liệu
- Đu đủ hườm (đu đủ chín tới): 200gr
- Thịt bò: 200gr
- Dầu hào: 2 muỗng cà phê
- Tỏi: 1 muỗng cà phê
- Hành lá, ngò
2. Cách làm
Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, xắt miếng mỏng vừa ăn.
Thịt bò xắt lát mỏng, ướp với tỏi, 1 muỗng cà phê dầu hào, hạt nêm khoảng 15 phút.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm đầu hành, cho thịt bò vào xào, gần chín cho đu đủ, dầu hào, hạt nêm vừa miệng.
Rắc hành lá và rau ngò lên, xúc ra đĩa và thưởng thức.
Theo BGĐ
Nộm đu đủ xanh và tai lợn giòn giòn
Đu đủ xanh giòn tan, thêm tai lợn sần sật, hòa lẫn với vị cay của ớt, thơm của rau răm, nhâm nhi làm món nhậu ngon tuyệt.
1. Nguyên liệu
- 1/2 quả đu đủ xanh
- 1 - 2 cái tai lợn
- Nước mắm, muối, chanh, giấm, đường và tỏi
- Rau răm, ớt bột, ớt quả
2. Cách làm
- Bào đu đủ thành từng sợi mỏng.
- Ngâm đu đủ vào thố nước lạnh, có để vài viên đá lạnh, giữ đu đủ được giòn lâu.
- Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, khi luộc thêm vào một thìa nhỏ giấm.
- Không nên đun lâu, làm tai lợn mất giòn, không ngon.
- Tai lợn nguội, vớt ra để lên rổ cho ráo nước, thái lát vừa ăn.
- Thái nhỏ rau răm.
- Đu đủ đổ ra rổ cho ráo nước.
- Tỏi, ớt trái giã nhuyễn. Pha ba thìa canh nước mắm ngon, hai thìa canh đường, hai thìa canh nước lọc. Thêm tỏi và ớt vào bát nước mắm.
- Trộn tai lợn, đu đủ xanh, ớt bột và nước mắm đã pha sẵn, rau răm.
- Tay đeo găng tay ni lon, trộn đều, vắt vào vài giọt chanh.
- Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
1. Nguyên liệu
- 1/2 quả đu đủ xanh
- 1 - 2 cái tai lợn
- Nước mắm, muối, chanh, giấm, đường và tỏi
- Rau răm, ớt bột, ớt quả
2. Cách làm
- Bào đu đủ thành từng sợi mỏng.
- Ngâm đu đủ vào thố nước lạnh, có để vài viên đá lạnh, giữ đu đủ được giòn lâu.
- Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, khi luộc thêm vào một thìa nhỏ giấm.
- Không nên đun lâu, làm tai lợn mất giòn, không ngon.
- Tai lợn nguội, vớt ra để lên rổ cho ráo nước, thái lát vừa ăn.
- Thái nhỏ rau răm.
- Đu đủ đổ ra rổ cho ráo nước.
- Tỏi, ớt trái giã nhuyễn. Pha ba thìa canh nước mắm ngon, hai thìa canh đường, hai thìa canh nước lọc. Thêm tỏi và ớt vào bát nước mắm.
- Trộn tai lợn, đu đủ xanh, ớt bột và nước mắm đã pha sẵn, rau răm.
- Tay đeo găng tay ni lon, trộn đều, vắt vào vài giọt chanh.
- Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Theo Ngôi sao
Chữa bệnh bằng muối
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể:
Mất nước do say nắng
Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5g, trà xanh 5g, sắc uống.
Đầy bụng
Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi.
Chảy máu răng
Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Đau bụng do lạnh
Muối 250g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.
Cổ họng sưng đau
Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.
Giảm thiểu tóc rụng
Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.
Phòng ngừa viêm da
Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.
Đau khớp
Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Chảy máu cam
Muối 5g, giấm 200ml, nước chín nguội 300ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày.
Nổi mề đay
Muối hột 40g, cho muối tan trong 100ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.
Đau đầu, sổ mũi
Đầu hành 250g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Chảy nước mắt sống
Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.
Làm tan phù mắt
Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Khô cổ, khàn tiếng
Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.
Cảm mạo do lạnh
Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Trĩ, nứt hậu môn
Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
Côn trùng cắn
Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.
Mất nước do say nắng
Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5g, trà xanh 5g, sắc uống.
Đầy bụng
Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi.
Chảy máu răng
Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Đau bụng do lạnh
Muối 250g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.
Dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi đầy bụng.
Cổ họng sưng đau
Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.
Giảm thiểu tóc rụng
Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.
Phòng ngừa viêm da
Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.
Đau khớp
Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Chảy máu cam
Muối 5g, giấm 200ml, nước chín nguội 300ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày.
Nổi mề đay
Muối hột 40g, cho muối tan trong 100ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.
Đau đầu, sổ mũi
Đầu hành 250g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Chảy nước mắt sống
Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.
Làm tan phù mắt
Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Khô cổ, khàn tiếng
Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.
Cảm mạo do lạnh
Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Trĩ, nứt hậu môn
Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
Côn trùng cắn
Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.
Theo Eva
Trị mề đay bằng lá khế
Bị nổi mề đay, hãy lấy lá khế tươi rang cho héo rồi xát lên vùng
da bị ngứa. Tùy theo thể trạng mỗi người mà bệnh có thể sau từ 1 đến 2
lần thực hiện.
Biểu hiện ban đầu khi bị nổi mề đây là trên da xuất hiện những vết sẩn phù, sưng, ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Thông thường bệnh này uống thuốc sẽ khỏi.
Trong dân gian còn có những bài thuốc đơn giản mà an toàn giúp trị dứt mề đay như sau:
- Dùng lá khế tươi: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
- Dùng gỗ cây giáng hương: Lấy ít gỗ giáng hương khô, đốt cho tỏa khói. Dùng khói ấy để xông toàn thân. Làm như thế các vết sưng mề đay sẽ lặn hẳn và không bao giờ quay trở lại.
Biểu hiện ban đầu khi bị nổi mề đây là trên da xuất hiện những vết sẩn phù, sưng, ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Thông thường bệnh này uống thuốc sẽ khỏi.
Trong dân gian còn có những bài thuốc đơn giản mà an toàn giúp trị dứt mề đay như sau:
- Dùng lá khế tươi: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
- Dùng gỗ cây giáng hương: Lấy ít gỗ giáng hương khô, đốt cho tỏa khói. Dùng khói ấy để xông toàn thân. Làm như thế các vết sưng mề đay sẽ lặn hẳn và không bao giờ quay trở lại.
Theo VnExpress
Tuyệt đối không ăn gừng buổi tối
Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột, dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lí.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột, dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lí.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Theo Afamily
Chữa bệnh bằng trà
Sau đây xin giới thiệu một số loại trà thuốc đơn giản dễ chế biến.
Trà sơn tra
Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.
Trà hành
Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.
Trà gạo
Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.
Trà tỏi
Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.
Trà hoa cúc
Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.
Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.
Trà gừng
Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải
cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Trà
gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo
Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ
và vị.
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm
sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè nên uống thường xuyên để
phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính
hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc
trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g),
người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà đường
Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để
ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết,
tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối
loạn kinh nguyệt.
Trà sơn tra
Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.
Trà hành
Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.
Trà gạo
Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.
Trà tỏi
Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.
Trà hoa cúc
Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.
Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.
theo tapchiamthuc.vn
3 thành phần xấu "ẩn nấp" trong thực phẩm
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, đôi khi có những thành phần không
lành mạnh "ẩn nấp" trong những thực phẩm mà bạn vẫn nghĩ là lành mạnh.
Rất ít người tiêu dùng có thói quen đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Đó là lý do tại sao bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, đôi khi có những thành phẩn không lành mạnh đã "bí mật" ẩn trong thực phẩm mà bạn vẫn nghĩ là "lành mạnh".
Dưới đây là 3 thành phần không có lợi cho sức khỏe nhưng lại thường có trong thực phẩm mà bạn nên biết:
Chất béo trans fat trong bơ thực vật
Bạn thường lựa chọn bơ thực vật để cắt giảm calo, nhưng nó không hẳn là sự lựa chọn cho trái tim khỏe mạnh. “Margarine" là một loại bơ thực vật có 80% chất béo. Do làm từ dầu thực vật nên chất béo của nó “tốt” cho cơ thể hơn so với bơ động vật.
Tuy nhiên do quá trình hydro hóa khi chế biến bơ thực vật, phần lớn axit béo không no (chưa bão hòa) chuyển thành axit béo no (bão hòa) nên không còn tính tốt (có lợi cho sức khỏe) như khi còn là dầu thực vật.
Ngoài ra trong quá trình hydro hóa, một phần không ít các axit béo bị chuyển vị (dạng trans) là những chất không có lợi cho sức khỏe. Trans fat làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể, đồng thời làm giảm cholesterol "tốt" HDL của bạn.
Nếu danh sách thành phần dinh dưỡng có một trong những từ như "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần” thì bạn nên cân nhắc bởi vì chắc chắn không phải là sản phẩm thực sự lành mạnh.
Chú ý: FDA cho phép các nhà sản xuất làm tròn số trên nhãn: khi thức ăn có ít hơn 0,5 gram chất béo trans trong mỗi phần phục vụ thì nó có thể được làm tròn xuống đến 0 và được dán nhãn là không có chất béo trans.
Đường trong trái cây khô
Trái cây sấy khô là gợi ý khá tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ tuyệt vời vì cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Nhưng trái cây khô có một nhược điểm: nó có thể cung cấp lượng đường không cần thiết cho cơ thể, nếu tiêu thụ nhiều sẽ khiến bạn tăng cân hoặc tăng các nguy cơ bệnh tim mạch.
Thật khó để biết có bao nhiêu đường trong hầu hết các thực phẩm chế biến. Bởi các nhà sản xuất thực phẩm không bắt buộc phải tiết lộ số lượng đường trong sản phẩm của họ trên bảng thông tin dinh dưỡng.
Để tìm ra lượng đường (nếu có) trong thức phẩm sử dụng, bạn chỉ còn cách nhìn vào danh sách thành phần đường với tất cả "bí danh" của nó như: chất làm ngọt, xi-rô, đường nghịch chuyển, đường mạch nha và các phân tử đường kết thúc bằng "ose" (chẳng hạn như: dextrose, fructose, glucose, lactose, maltose, sucrose).
Chất làm ngọt nhân tạo trong sản phẩm "Sugar Lower" "Sugar-Free"
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường. Trung bình, người Mỹ tiêu thụ 475 calo đường mỗi ngày (tương đương với khoảng 30 muỗng cà phê). Lượng đó gấp 3-4 lần lượng khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ. Và theo một báo cáo mới từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 16% tổng số calo hàng ngày của thanh thiếu niên đến từ các loại đường bổ sung khác nhau.
Để cắt giảm đường, các sản phẩm thực phẩm có gắn nhãn "Sugar Lower" (lượng đường thấp) hay "Sugar-Free" (không đường) có vẻ giống như một thay thế lành mạnh. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số thực phẩm cũng có gắn nhãn như vậy, chẳng hạn như mứt hay thạch không đường. Ngoài ra, có một "bí danh" khác của đường khi nó được thêm vào các món ăn, đó là chất làm ngọt nhân tạo.
Nếu bạn muốn hạn chế tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo trong thực phẩm mà bạn lựa chọn, hãy kiểm tra các chất như: sucralose, đường aspartam, saccharin và stevia trong danh sách thành phần.
Rất ít người tiêu dùng có thói quen đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Đó là lý do tại sao bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, đôi khi có những thành phẩn không lành mạnh đã "bí mật" ẩn trong thực phẩm mà bạn vẫn nghĩ là "lành mạnh".
Dưới đây là 3 thành phần không có lợi cho sức khỏe nhưng lại thường có trong thực phẩm mà bạn nên biết:
Chất béo trans fat trong bơ thực vật
Bạn thường lựa chọn bơ thực vật để cắt giảm calo, nhưng nó không hẳn là sự lựa chọn cho trái tim khỏe mạnh. “Margarine" là một loại bơ thực vật có 80% chất béo. Do làm từ dầu thực vật nên chất béo của nó “tốt” cho cơ thể hơn so với bơ động vật.
Tuy nhiên do quá trình hydro hóa khi chế biến bơ thực vật, phần lớn axit béo không no (chưa bão hòa) chuyển thành axit béo no (bão hòa) nên không còn tính tốt (có lợi cho sức khỏe) như khi còn là dầu thực vật.
Ngoài ra trong quá trình hydro hóa, một phần không ít các axit béo bị chuyển vị (dạng trans) là những chất không có lợi cho sức khỏe. Trans fat làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể, đồng thời làm giảm cholesterol "tốt" HDL của bạn.
Bơ thực vật có chứa chất béo trans không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Nếu danh sách thành phần dinh dưỡng có một trong những từ như "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần” thì bạn nên cân nhắc bởi vì chắc chắn không phải là sản phẩm thực sự lành mạnh.
Chú ý: FDA cho phép các nhà sản xuất làm tròn số trên nhãn: khi thức ăn có ít hơn 0,5 gram chất béo trans trong mỗi phần phục vụ thì nó có thể được làm tròn xuống đến 0 và được dán nhãn là không có chất béo trans.
Đường trong trái cây khô
Trái cây sấy khô là gợi ý khá tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ tuyệt vời vì cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Nhưng trái cây khô có một nhược điểm: nó có thể cung cấp lượng đường không cần thiết cho cơ thể, nếu tiêu thụ nhiều sẽ khiến bạn tăng cân hoặc tăng các nguy cơ bệnh tim mạch.
Thật khó để biết có bao nhiêu đường trong hầu hết các thực phẩm chế biến. Bởi các nhà sản xuất thực phẩm không bắt buộc phải tiết lộ số lượng đường trong sản phẩm của họ trên bảng thông tin dinh dưỡng.
Để tìm ra lượng đường (nếu có) trong thức phẩm sử dụng, bạn chỉ còn cách nhìn vào danh sách thành phần đường với tất cả "bí danh" của nó như: chất làm ngọt, xi-rô, đường nghịch chuyển, đường mạch nha và các phân tử đường kết thúc bằng "ose" (chẳng hạn như: dextrose, fructose, glucose, lactose, maltose, sucrose).
Chất làm ngọt nhân tạo trong sản phẩm "Sugar Lower" "Sugar-Free"
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường. Trung bình, người Mỹ tiêu thụ 475 calo đường mỗi ngày (tương đương với khoảng 30 muỗng cà phê). Lượng đó gấp 3-4 lần lượng khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ. Và theo một báo cáo mới từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 16% tổng số calo hàng ngày của thanh thiếu niên đến từ các loại đường bổ sung khác nhau.
Để cắt giảm đường, các sản phẩm thực phẩm có gắn nhãn "Sugar Lower" (lượng đường thấp) hay "Sugar-Free" (không đường) có vẻ giống như một thay thế lành mạnh. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số thực phẩm cũng có gắn nhãn như vậy, chẳng hạn như mứt hay thạch không đường. Ngoài ra, có một "bí danh" khác của đường khi nó được thêm vào các món ăn, đó là chất làm ngọt nhân tạo.
Nếu bạn muốn hạn chế tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo trong thực phẩm mà bạn lựa chọn, hãy kiểm tra các chất như: sucralose, đường aspartam, saccharin và stevia trong danh sách thành phần.
Theo Afamily
Spaghetti thập cẩm
Món mì này chế biến khá nhanh, thích hợp cho những ngày cuối tuần bận
rộn... ăn chơi nhưng vẫn ham hố muốn vào bếp
Nguyên liệu:
Mì Ý 500gr
Mực loại vừa ăn 200gr
tôm lột vỏ 100gr
thịt bò 100gr
nấm rơm 100gr
cà chua 5-6 quả
sà lách 2 cây lớn
ngò rí 1 ít
Chế biến:
1. Đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị nhé các bạn. Mình làm cho 4 người ăn nên dùng hết cả 500 gr mì khô luôn. Ăn mệt nghỉ mà vẫn không hết
2. Đặt nước cho sôi, rồi bỏ mì vào luộc khoảng từ 7-10 phút cho mì mềm. Sau đó trụng sơ qua nước lạnh vào để thật ráo.
3. Tôm lột vỏ xắt hạt lựu. Mực xắt miếng vừa ăn, riêng râu mực thịt để nguyên. Thịt bò xắt miếng mỏng.
4. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đun nóng. Đập 1 tép tỏi lớn phi chung với dầu cho thơm. Lần lượt cho mực, tôm vào xào trước, đảo nhanh tay. Nêm 1 ít hạt nêm. Tiếp tục cho thịt bò vào xào nhanh tay, tránh để lâu vì thịt bò có thể dai.
Tắt bếp. Cho 1 muỗng bơ vào cho có mùi thơm.
5. Làm nước xốt cà chua:
Cà chua bỏ hạt, xắt hạt lựu. Tiếp tục cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho cà chua hạt lựu vào xào nhanh tay. Cà chua mềm nêm vừa ăn.
Rau xà lách rửa sạch, ngâm muối, cắt miếng vừa ăn, trộn với 1 ít sốt mayonnaise.
6. Cho một ít mì vào đĩa, trộn chung với sốt cà chua. Bày mực + tôm + thị bò xào lên mặt. Trang trí với rau ngò
Ăn kèm rau trộn, tương ớt.
Chúc mọi người ngon miệng nhé!
Nguyên liệu:
Mì Ý 500gr
Mực loại vừa ăn 200gr
tôm lột vỏ 100gr
thịt bò 100gr
nấm rơm 100gr
cà chua 5-6 quả
sà lách 2 cây lớn
ngò rí 1 ít
Chế biến:
1. Đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị nhé các bạn. Mình làm cho 4 người ăn nên dùng hết cả 500 gr mì khô luôn. Ăn mệt nghỉ mà vẫn không hết
2. Đặt nước cho sôi, rồi bỏ mì vào luộc khoảng từ 7-10 phút cho mì mềm. Sau đó trụng sơ qua nước lạnh vào để thật ráo.
3. Tôm lột vỏ xắt hạt lựu. Mực xắt miếng vừa ăn, riêng râu mực thịt để nguyên. Thịt bò xắt miếng mỏng.
4. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đun nóng. Đập 1 tép tỏi lớn phi chung với dầu cho thơm. Lần lượt cho mực, tôm vào xào trước, đảo nhanh tay. Nêm 1 ít hạt nêm. Tiếp tục cho thịt bò vào xào nhanh tay, tránh để lâu vì thịt bò có thể dai.
Tắt bếp. Cho 1 muỗng bơ vào cho có mùi thơm.
5. Làm nước xốt cà chua:
Cà chua bỏ hạt, xắt hạt lựu. Tiếp tục cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho cà chua hạt lựu vào xào nhanh tay. Cà chua mềm nêm vừa ăn.
Rau xà lách rửa sạch, ngâm muối, cắt miếng vừa ăn, trộn với 1 ít sốt mayonnaise.
6. Cho một ít mì vào đĩa, trộn chung với sốt cà chua. Bày mực + tôm + thị bò xào lên mặt. Trang trí với rau ngò
Ăn kèm rau trộn, tương ớt.
Chúc mọi người ngon miệng nhé!
Theo Bepgiadinh
Mực nướng chao
Nguyên liệu:
* 500 g mực tươi
* ít chao trắng, đỏ
* 1 quả chanh
* 100 g lá tía tô
* ít ớt sa tế
* ít rượu thơm
* ít tương ớt
* ít dầu vừng
* ít nước tỏi
* ít nước mắm
Cách làm:
- Rửa mực, khứa vảy ở mặt trái
- Tán nhuyễn chao trắng với đường, chanh, ớt sa tế, nêm vừa ăn để làm nước chấm
- Trộn mực với chao đỏ, rượu thơm, tương ớt, nước mắm, dầu vừng, nước tỏi, nướng vàng
- Trộn hành tây, tía tô, kiệu chua, củ sen chua lại với nhau dùng ăn kèm.
Theo Nội trợ
Miến xào tôm thịt
Cuối tuần, mình làm miến xào tôm thịt cho cả nhà đổi món.
1. Nguyên liệu
- Tôm: 150gr
- Thịt nạc vai: 150gr
- Giá đỗ: 300gr, cà rốt: 1 củ
- Miến dong: 200gr
- Hành khô: 5 củ, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, rau răm, rau mùi
- Nước mắm, bột nêm, bột ngọt.
2. Cách làm
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng, thái dọc con tôm. Thịt nạc vai luộc sơ với chút nước muối, rửa sạch, thái mỏng. Tôm và thịt ướp với 1 thìa nước mắm. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ. Giá đỗ ngâm qua nước muối nhạt, rửa sạch. Miến dong ngâm nước 15 phút cho mềm, cắt thành đoạn 10cm. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, thái lát. Hành lá, rau răm, rau mùi làm sạch, thái nhỏ.
Hành khô phi vàng, vớt bỏ riêng hành ra bát. Giữ lại dầu trong chảo. Lưu ý để hành không bị cháy đen, mình đảo hành đều tay cho tới khi hành chuyển từ màu trắng thành ngả vàng thì tắt bếp ngay và tiếp tục đảo cho tới khi hành vàng giòn hẳn thì vớt ra.
Bật lại bếp, cho tôm thịt đã ướp vào chảo, xào tái.
Kế đó, mình cho cà rốt đã thái, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm hương vào xào to lửa, đều tay. Lúc này pha 2 muỗng canh nước với 2 thìa bột nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa mắm.
Khi giá đỗ bắt đầu hơi trong, mình bỏ miến vào đảo và xới đều tay để miến không bị dính lại với nhau. Vừa đảo vừa tưới hỗn hợp nước đã pha ở trên cho miến xào thêm đậm đà mà không bị khô. Vì miến xào mình sẽ ăn kèm với mắm dấm chua ngọt nên khi xào chỉ nêm nhạt hơn bình thường một chút!
Nếm thấy miến mềm vừa ăn, tắt bếp, rồi cho tiếp hành răm mùi đã thái nhỏ và hành phi vào đảo đều tay. Thế là hoàn thành món miến xào!
Miến xào tôm thịt ăn kèm với rau sống và mắm dấm chua ngọt rất hợp để đổi vị cho cả nhà vào cuối tuần.
Các bạn thử xem sao nhé, chúc các bạn thành công và ngon miệng!
1. Nguyên liệu
- Tôm: 150gr
- Thịt nạc vai: 150gr
- Giá đỗ: 300gr, cà rốt: 1 củ
- Miến dong: 200gr
- Hành khô: 5 củ, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, rau răm, rau mùi
- Nước mắm, bột nêm, bột ngọt.
2. Cách làm
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng, thái dọc con tôm. Thịt nạc vai luộc sơ với chút nước muối, rửa sạch, thái mỏng. Tôm và thịt ướp với 1 thìa nước mắm. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ. Giá đỗ ngâm qua nước muối nhạt, rửa sạch. Miến dong ngâm nước 15 phút cho mềm, cắt thành đoạn 10cm. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, thái lát. Hành lá, rau răm, rau mùi làm sạch, thái nhỏ.
Hành khô phi vàng, vớt bỏ riêng hành ra bát. Giữ lại dầu trong chảo. Lưu ý để hành không bị cháy đen, mình đảo hành đều tay cho tới khi hành chuyển từ màu trắng thành ngả vàng thì tắt bếp ngay và tiếp tục đảo cho tới khi hành vàng giòn hẳn thì vớt ra.
Bật lại bếp, cho tôm thịt đã ướp vào chảo, xào tái.
Kế đó, mình cho cà rốt đã thái, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm hương vào xào to lửa, đều tay. Lúc này pha 2 muỗng canh nước với 2 thìa bột nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa mắm.
Khi giá đỗ bắt đầu hơi trong, mình bỏ miến vào đảo và xới đều tay để miến không bị dính lại với nhau. Vừa đảo vừa tưới hỗn hợp nước đã pha ở trên cho miến xào thêm đậm đà mà không bị khô. Vì miến xào mình sẽ ăn kèm với mắm dấm chua ngọt nên khi xào chỉ nêm nhạt hơn bình thường một chút!
Nếm thấy miến mềm vừa ăn, tắt bếp, rồi cho tiếp hành răm mùi đã thái nhỏ và hành phi vào đảo đều tay. Thế là hoàn thành món miến xào!
Miến xào tôm thịt ăn kèm với rau sống và mắm dấm chua ngọt rất hợp để đổi vị cho cả nhà vào cuối tuần.
Các bạn thử xem sao nhé, chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo Eva
Hủ tiếu xào giòn
Nguyên liệu:
500g hủ tiếu dai, 150g tôm, 150g mực, 150g cá-lóc phi-lê, 1 củ hành tây, 100g cà chua bi, 50g cải thìa, 50g nấm, 200g cần tây.
1 thìa cà-phê tỏi xay, 1 thìa súp dầu hào, 1/2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp bột năng, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Tôm bóc vỏ. Mực khứa bông, cá cắt lát
Cà chua bi bổ đôi, hành tây cắt múi. Cần tây, cải cắt khúc. Nấm rửa sạch.
Phi thơm tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, trút hành tây, tôm, cá, mực, nấm, cải vào xào.
Cho một bát nước dùng vào, nêm dầu hào, hạt nêm, đường. Bỏ cà chua, cần tây vào xào chín. Cho bột năng vào tạo độ sánh
Chia hủ tiếu làm 4 phần, rán vàng.
Thưởng thức:
Bày hủ tiếu ra đĩa, cho đồ xào lên trên, rắc tiêu.
500g hủ tiếu dai, 150g tôm, 150g mực, 150g cá-lóc phi-lê, 1 củ hành tây, 100g cà chua bi, 50g cải thìa, 50g nấm, 200g cần tây.
1 thìa cà-phê tỏi xay, 1 thìa súp dầu hào, 1/2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp bột năng, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Tôm bóc vỏ. Mực khứa bông, cá cắt lát
Cà chua bi bổ đôi, hành tây cắt múi. Cần tây, cải cắt khúc. Nấm rửa sạch.
Phi thơm tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, trút hành tây, tôm, cá, mực, nấm, cải vào xào.
Cho một bát nước dùng vào, nêm dầu hào, hạt nêm, đường. Bỏ cà chua, cần tây vào xào chín. Cho bột năng vào tạo độ sánh
Chia hủ tiếu làm 4 phần, rán vàng.
Thưởng thức:
Bày hủ tiếu ra đĩa, cho đồ xào lên trên, rắc tiêu.
Theo TT&GĐ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)